Đau khớp gối là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, hiện nay các ca đau khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Trên thực tế hiện nay, lối sống sinh hoạt thụ động, chế độ dinh dưỡng kém khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng xương khớp. Nguyên nhân chính nào dẫn đến căn bệnh này, triệu chứng và cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Khớp gối là bộ phận xương khớp có cấu tạo phức tạp nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể. Chúng phải chịu một khối lượng áp lực vô cùng lớn từ mọi vận động của cơ thể. Dẫn đến dễ bị tổn thương, thoái hóa, đau nhức. Riêng đối với triệu chứng đau khớp gối ở người trẻ tuổi, phổ biến với các nguyên nhân sau:
- Chấn thương
Chấn thương trong quá trình chơi thể thao, tập luyện, tai nạn giao thông, ngã, mang vác vật nặng… là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương và gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi.

Chấn thương ở vùng đầu gối thường để lại di chứng liên quan đến dây chằng, bề mặt cấu tạo sụn khớp, xương bánh chè, gân… Gây đau nhức, sưng, nóng đỏ vùng đầu gối.
- Viêm khớp gối
Các tổn thương xuất hiện do xương sụn bị nứt, vỡ, hoặc bao hoạt dịch bị nứt do chịu áp lực quá lớn từ trọng lượng cơ thể. Dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm xuất hiện.
Viêm gân bánh chè cũng góp phần không nhỏ trong các nguyên nhân gây bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ và tăng lên khi có vận động và giảm đi khi được nghỉ ngơi, thư giãn xương khớp.
Bệnh gút
Gút là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường mắc ở nam giới do thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích như thuốc lá, nước ngọt có ga. Bệnh gout xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu quá cao dẫn đến hình thành các hạt tinh thể muối urat.
Các hạt tinh thể này xuất hiện lắng đọng tại bề mặt sụn khớp gây ra cảm giác đau, ê buốt, sưng, nóng rát tại vị trí khớp gối hoặc xung quanh khớp gối. Ngoài ra, các khớp ngón tay, ngón chân cái, thận… cũng là vị trí lắng đọng tinh thể muối này.
Các phương pháp điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chỉ có những phương pháp tác động trực tiếp mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Dùng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như: Paracetamol, gel bôi ngoài da.
- Thủ thuật thần kinh cột sống đối với cột sống, xương chậu, đầu gối, bàn chân giúp điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển.
- Chiếu tia laser cường độ cao thể IV và sóng cao tần để cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Tích cực siêu âm khớp gối để tăng cường sức đề kháng của các mô sụn khớp.
- Bổ sung Glucosamine, Canxi, vitamin D cùng các khoáng chất giúp phục hồi cấu tạo sụn khớp và các mô mềm bị tổn thương.
- Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Phòng tránh nguy cơ bị cứng khớp, dính khớp khi cơn đau làm giới hạn vận động khớp gối.
- Phương pháp cuối cùng là phẫu thuật thay khớp gối, sụn nhân tạo. Tuy nhiên, tuổi thọ của phương pháp này không lâu nên sau vài năm cần phẫu thuật lại. Không thích hợp với bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi.

Cách phòng tránh bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để phòng tránh bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
- Duy trì cân nặng cơ thể: Cân nặng cơ thể có mức ảnh hưởng khá nhiều đến áp lực đến đầu gối. Duy trì cân nặng không quá gầy cũng không quá béo giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp.
- Chế độ dinh dưỡng: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho hệ xương và mô sụn khớp phát triển. Phòng tránh nguy cơ thừa cân, béo phì. Ưu tiên cho rau xanh, trái cây để cung cấp các vitamin, chất xơ cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều giàu mỡ, không nên ăn quá mặn.

- Vận động cơ thể: Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động thể thao như: Đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập erobic… giúp xương chắc khỏe, khớp dẻo dai.
- Đi giày đúng cách: Lựa chọn giày dép chất lượng giúp nâng đỡ cấu trúc bàn chân, khớp gối hiệu quả. Đối với nữ giới hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài tránh được các chấn thương đầu gối.