Glucosamine có phải thuốc không? Những điều cần biết khi sử dụng

duong chat glucosamine sulfate

Glucosamine không còn lạ lẫm với những người bệnh đau xương khớp. Đây là thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm tăng cường sức khỏe xương, được cho là có hiệu quả vượt trội trong việc điều trị các bệnh viêm khớp, thoái hóa. Vậy, glucosamine có phải thuốc không? Chúng có tác dụng gì và dùng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một dạng đường tự nhiên, cũng là thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp. Cơ thể tự sản sinh ra glucosamine tạo thành lớp sụn bảo vệ các đầu xương. Nhờ đó, các khớp xương vận động trơn tru hơn, không gây đau đớn.

glucosamine sulfate

Ngoài tự nhiên, glucosamine được tìm thấy trong vỏ của các loài động vật từ biển như mai cua biển, vỏ tôm hùm,…và một số loại nấm. Đa số các loại thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine trên thị trường đều được chiết xuất từ nguồn này.

Khi càng lớn tuổi, khả năng tự sản sinh glucosamine càng suy giảm. Lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu hụt glucosamine, ảnh hưởng đến sức khỏe sụn khớp. Chính vì vậy, con người cần bổ sung glucosamine từ nguồn bên ngoài. 

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, glucosamine là loại thực phẩm bổ sung phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu cá và các loại omega – 3 khác.

Glucosamine tồn tại dưới 3 dạng: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Trong đó, glucosamine sulfate được ứng dụng phổ biến trong y học và có tác dụng giảm đau xương khớp tốt nhất.

Glucosamine có phải thuốc không?

Xưa nay nhiều người hay quen gọi các sản phẩm từ glucosamine là thuốc, coi chúng là thuốc giảm đau hay thuốc chữa xương khớp. Thực tế không phải vậy.

Glucosamine hoàn toàn không phải thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nó đơn thuần là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, có chức năng cung cấp lượng glucosamine thiếu hụt. Từ đó giúp xương khớp có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Cũng vì vậy, hiệu quả sử dụng ở từng người sẽ khác nhau. 

Ai cũng biết các bệnh về xương khớp là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như glucosamine, chondroitin sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giảm đau xương khớp. Chúng không có tác dụng chữa bệnh triệt để. Vì vậy, không nên “thần thánh” hóa sản phẩm này.

Công dụng của glucosamine

Hỗ trợ làm chậm quá trình phá hủy sụn

Sụn khớp góp phần tạo nên lớp đệm nối giữa các đầu xương. Nhờ lớp đệm này, xương khớp có thể thoải mái vận động, cọ xát mà không hề bị đau đớn. Tuy nhiên, lớp sụn này có thể bị bào mòn do tuổi tác hoặc các nguyên nhân khác. Khi lớp sụn trở nên mỏng hoặc mất đi hoàn toàn sẽ khiến các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau, từ đó dẫn đến đau đớn.

Glucosamine được nghiên cứu là sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp để giảm đau đớn khi vận động. Ngoài ra, nó cũng tăng khả năng sản sinh chất nhầy, giúp bôi trơn sụn khớp.

Hỗ trợ tái tạo sụn khớp

Không chỉ bảo vệ sụn khớp, glucosamine còn hỗ trợ tái tạo sụn khớp mới, giảm rõ rệt tình trạng khô khớp, cứng khớp. Đồng thời, tăng liên kết giữa các mô sụn khớp, giúp vận động linh hoạt, nhanh nhẹn hơn.

Hỗ trợ giảm đau

Một trong những công dụng rõ ràng nhất của Glucosamine là giảm các cơn đau ở xương khớp. Đặc biệt là với những người đang mắc bệnh viêm khớp hoặc người thường xuyên vận động mạnh. Glucosamine củng cố lớp sụn, bôi trơn các khớp, giảm triệu chứng sưng viêm và đau khớp rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp

Glucosamine có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, gai cột sống,… Nó hạn chế tình trạng sưng và đau đớn ở người viêm khớp, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra, sử dụng glucosamine đều đặn còn có thể phòng ngừa nguy cơ thoái hóa xương khớp như là thoái hóa cột sống cổ.

Glucosamine cũng có tác dụng rất tốt với một số bệnh lý khác. Điển hình như bệnh tăng nhãn áp, viêm đường ruột, viêm bàng quang kẽ, viêm khớp thái dương hàm,…Mức độ hiệu quả cụ thể cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

cot song lung bi thoai hoa

Hàm lượng glucosamine cơ thể cần mỗi ngày

Liều dùng phổ biến của glucosamine là 1500mg mỗi ngày đối với người trưởng thành. Nên chia thành 2 – 3 lần sử dụng để cơ thể hấp thu được tối đa. Nên dùng sau bữa ăn chính khoảng 30 phút và kết hợp với nhiều nước để có hiệu quả tốt nhất.

Nếu sử dụng glucosamine kết hợp với chondroitin thì chỉ nên sử dụng 1200mg mỗi ngày. Tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng sẽ cân đối liều dùng phù hợp hơn.

Lưu ý thêm, không tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng Glucosamine. Nhiều người muốn có hiệu quả nhanh đã tự ý dùng quá liều lượng. Như vậy sẽ rất dễ phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe. Nếu có quên sử dụng trong ngày hôm trước cũng tuyệt đối không dùng gấp đôi vào ngày hôm sau. Mỗi ngày cần uống đúng liều, tối đa là 1500mg.

Sử dụng glucosamine thế nào cho hiệu quả?

Để sử dụng glucosamine hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Thứ nhất, trong 3 loại glucosamine thì loại gốc sulfate có hiệu quả tốt nhất đối với xương khớp. Nó có tác dụng giảm đau, tái tạo sụn khớp rõ rệt. Còn lại, glucosamine gốc hydrochloride mặc dù cũng có hiệu quả nhưng không nhiều và gốc N-acetyl glucosamine ít khi được ứng dụng trong y học để chữa bệnh xương khớp. Vậy nên khi chọn các sản phẩm từ glucosamine, hãy ưu tiên sản phẩm nào có thành phần glucosamine sulfate.

Thứ hai, nên sử dụng glucosamine đều đặn và đúng giờ. Dùng trong hoặc ngay sau khi ăn sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn. Đồng thời cũng nên kiên trì khi sử dụng, ít nhất từ 3 – 6 tháng.

Thứ ba, kết hợp glucosamine với những dưỡng chất khác như chondroitin có trong sụn cá mập, Omega-3,… sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm đau đớn. Đặc biệt là cặp đôi glucosamine và chondroitin thường được sử dụng đi kèm để nâng cao chất lượng xương khớp và tăng hiệu quả chữa bệnh.

Những tác dụng phụ khi uống glucosamine

Mặc dù glucosamine rất an toàn nhưng trong một số trường hợp hi hữu, nó cũng có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Một số biểu hiện lâm sàng thường thấy là buồn nôn, ợ nóng, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, phát ban, tiêu chảy, táo bón,… Khi sử dụng các sản phẩm từ glucosamine nếu phát hiện bất thường thì nên ngưng dùng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, glucosamine cũng có thể làm tăng cholesterol xấu và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vậy nên, người có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường cần thận trọng trước khi dùng.

Không nên dùng glucosamine với bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt là các loại thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin,…

tác dụng glucosamine sulphate

Lưu ý khi sử dụng glucosamine

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng glucosamine, bạn cần biết sản phẩm này có thực sự phù hợp với mình hay không?

Nhóm đối tượng nên sử dụng sản phẩm là: Người trên 18 tuổi, người già, người gặp các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, người vận động mạnh,…

Nhóm đối tượng không nên và cần thận trọng khi dùng glucosamine bao gồm: Trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, người đang dùng thuốc, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc,…Nếu thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về thời gian sử dụng glucosamine. Nếu chỉ sử dụng 1 – 2 tuần sẽ không thể có hiệu quả rõ ràng vì đây không phải thuốc chữa bệnh. Thế nên, hãy kiên trì trong khoảng từ 3 – 6 tháng để cảm nhận và đánh giá tác dụng.

Thêm vào đó, tuyệt đối không sử dụng glucosamine chung với các loại nước ép trái cây, nước có ga, có cồn.

Cuối cùng, dùng glucosamine để nâng cao chất lượng xương khớp cần kết hợp với chế độ ăn uống đều đặn và vận động thể thao đúng cách. Như vậy sẽ có được hiệu quả nhanh và rõ ràng hơn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm glucosamine Úc hiện đang được ưa chuộng trên thị trường.

Có thể thấy, glucosamine thực sự rất đáng quý với những người gặp vấn đề về xương khớp. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm từ glucosamine, hãy liên hệ với chúng tôi tại Heluva.vn nhé!

Xem thêm: Đau khớp ngón tay khi ngủ dậy là bệnh gì?

Nguyễn Thế Bảo

Nguyễn Thế Bảo

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong suốt hơn 10 năm qua về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho phái nữ, tôi hi vọng những bài viết của mình sẽ giúp chị em luôn luôn khỏe đẹp, rạng rỡ và tràn đầy sự tự tin.

      Sức Khỏe Nữ Giới
      Logo